Nỗi đau của BS. Hoàng Công Lương! Quá khó để tránh được!

Vụ án 9 bệnh nhân tử vong sau chạy thận tại Hòa Bình ngày 29/5/2017 cho đến nay vẫn là nỗi đau, nỗi ám ảnh của người dân và đặc biệt là những người làm công tác y tế! Đau cho gia đình 9 bệnh nhân, đau cho bác sĩ Hoàng Công Lương và cho cả chúng ta! Hầu như ai cũng biết BS Lương không đáng bị kết tội, ai cũng lên tiếng, cũng đấu tranh…nhưng xem ra câu chuyện làm sao tránh được những “nỗi đau” tương tự về sau thì…quá khó! 

  • Vì sao bác sĩ Hoàng Công Lương bị tù đáng tiếc như vậy? 

Theo quy chế, trưởng khoa có trách nhiệm phân công kỹ sư của Phòng Vật tư Y tế thực hiện các quy định thủ tục cũng như cách vận hành máy sau sửa chữa, nhưng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, Đơn nguyên thận nhân tạo không có kỹ sư chịu trách nhiệm vấn đề này.

Khi có sự “buông lỏng” quản lý tại Đơn nguyên thận nhân tạo, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình, thì công việc của từng bộ phận (kỹ thuật, chuyên môn…) sẽ “tự vận hành” trong một thời gian dài… Việc sục rửa màng lọc máy chạy thận được thực hiện định kỳ, thường không gián đoạn công việc chạy thận tiếp theo của ngày hôm sau. 

Không may thay, lần sục rửa hôm ngày 28/5/2017 không hoàn thiện, mà bác sĩ Lương lại không có được thông tin này. Theo quán tính làm việc như thường lệ, việc chạy thận vẫn được thực hiện như mọi khi (nên nhớ là hàng ngày phải chạy thận từ 18 – 20 bệnh nhân, rất xa khắp các làng xã của tỉnh đến chờ đợi từ rất sớm)…

  • Bàn luận về cáo buộc của Viện Kiểm Sát đã cáo buộc bác sĩ Hoàng Công Lương “vô ý làm chết người”, khi chỉ mới nghe một điều dưỡng không có trách nhiệm báo cáo, mà đã ra y lệnh chạy thận lọc máu(!)

Nguyên tắc là BS Lương có thể “trì hoãn” việc lọc máu cho 18 bệnh nhân để chờ biên bản bàn giao an toàn của phía kỹ thuật (chuyện chưa từng có trước đây). Nếu “đột nhiên” hôm 29/5/2017 có chuyện trì hoãn này (có thể chờ đến trưa chiều như mọi khi mới có biên bản bàn giao!), khi đó chắc chắn mọi người trong ekip, cũng như bệnh nhân và thân nhân sẽ “mắng” BS Lương “ông này bị hâm, thật đáng ghét, không thương bệnh nhân…”

  1. Nỗi đau của BS. Hoàng Công Lương, xem ra chính là hậu quả của thói quen làm việc của người Việt chúng ta trên mọi lĩnh vực, trong đó có y tế: luôn cả nể, làm theo niềm tin, làm cho chạy việc trước, giấy tờ sổ sách tính sau…

Đây là bài học sâu sắc cho chúng ta, đặc biệt đối với nhân viên y tế! Thế là từ đây, chúng ta phải dần dần thay đổi cách làm việc “nguyên tắc” hơn, nhưng sẽ “cứng nhắc” hơn, “sòng phẳng” và “khó ưa” hơn!…Về lâu về dài sẽ rất tốt như các nước tiên tiến (chắc phải mất khoảng vài chục hoặc cả tram năm sau!)…

  • Hiệu ứng của vụ án bác sĩ Hoàng Công Lương?

Trong lĩnh vực y tế Việt Nam, cho đến nay số lượng người dân bức xúc, mất niềm tin đã lên rất cao! Nhưng chúng ta phải nhớ rằng, còn đó rất rất nhiều những tấm lòng bác ái làm việc, cống hiến vì bệnh nhân, vì nghề nghiệp! Trong một xã hội chưa thực sự tiến bộ, người dân còn quá nghèo như ở Việt Nam thì “giai đoạn chuyển đổi” phong cách làm việc theo nguyên tắc, theo pháp luật sẽ gây ra rất nhiều thiệt thòi cho bệnh nhân, đặc biệt là những bệnh nhân nặng, những bệnh nhân cần cấp cứu nguy kịch!

Nói rộng ra, trong tất cả các lĩnh vực, khi đang trong giai đoạn chuyển đổi dần qua cách làm việc theo nguyên tắc, đúng pháp luật, chắc chắn sẽ gây ra nhiều phiền toái cho khách hàng (trong đó có bệnh nhân) cũng như cho cả đồng nghiệp…(cần quá nhiều thời gian cho sổ sách, mà sẽ rất ít “tiếp xúc trực tiếp” trên bệnh nhân!).

Ở Mỹ, câu chuyện hàng ngàn nhân viên y tế bị trầm cảm, tự sát vì áp lực công việc, vì áp lực sổ sách vẫn đang có chiều hướng gia tăng không ngừng! [trích dẫn nguồn]…

  • Các vấn đề tồn động như “bom nổ chậm” của y tế Việt Nam?

Y tế Việt Nam hiện nay vẫn còn tồn đọng một vấn đề rõ nét khác, có nguy cơ rất cao. Các BS ở các tuyến huyện vẫn bị chia trực cấp cứu theo chuyên môn “Nội – Nhi”, đặc biệt là “Ngoại – Sản” (tức là BS chuyên khoa Ngoại phải mổ cấp cứu bệnh Sản Phụ khoa và ngược lại). Nếu không may có tai biến – biến chứng xảy ra, khi ra tòa sẽ bị cáo buộc BS Ngoại khoa, không có chứng chỉ hành nghề Sản Phụ khoa mà lại mổ bệnh Sản Phụ gây hậu quả nghiêm trọng và ngược lại! 

Nếu sợ vướng luật, BS từ chối cấp cứu bệnh vì không phải chuyên khoa của mình thì lại càng bị kết tội nặng hơn!

“Ôi thôi rồi …Lượm ơi”! “Chạy trời cũng không khỏi nắng”!

Bài viết liên quan

BỆNH NANG THẬN

TS.BS. Nguyễn Đạo Thuấn I. Nang thận là gì?    Nang thận là khối dịch bất thường tại nhu mô thận, có thể xuất hiện ở một hoặc hai bên thận. Nang thận thường có…

Áp xe tuyến Skène niệu đạo

TS.BS. Nguyễn Đạo Thuấn    Các tuyến Skène niệu đạo được mô tả đầu tiên bởi Tiến sĩ Alexander Johnston Chalmers Skène vào cuối thế kỷ XIX. Mặc dù, không được nhiều người biết đến…

DỊ VẬT ĐƯỜNG TIẾT NIỆU

TỰ ĐƯA VẬT LẠ VÀO NIỆU ĐẠO Dị vật đường tiết niệu là gì?    Đây là tình huống cấp cứu “tế nhị” không phải ít gặp. Hầu hết do người bệnh tự đưa vật…

ĐẶT LỊCH HẸN