DỊ VẬT ĐƯỜNG TIẾT NIỆU

TỰ ĐƯA VẬT LẠ VÀO NIỆU ĐẠO

  1. Dị vật đường tiết niệu là gì?

   Đây là tình huống cấp cứu “tế nhị” không phải ít gặp. Hầu hết do người bệnh tự đưa vật lạ vào niệu đạo (ống dẫn nước tiểu ra ngoài), nhưng không may bị “rơi tọt” vào bàng quang (túi chứa nước tiểu) và không tự lấy ra được.

   “Vật lạ” thường rất đa dạng, có thể là một đoạn dây cước, chiếc lá, cây tăm, cây đinh, cây đèn sáp hoặc cây nhíp hay là một đầu tai nghe (earphone) như trường hợp sau đây…

          Hình ảnh đầu tai nghe bị kẹt trong niệu đạo

  1. Vì sao có dị vật đường tiết niệu?

   Tình huống thường xảy ra ở những người có “lệch lạc về tình dục” hoặc có ảo giác do các chất gây nghiện (ma túy) hoặc người bệnh tâm thần ở cả hai phái nam và nữ.

   Có thể đương sự đã “thực hiện” nhiều lần vì những “khoái cảm tình dục”, nhưng không may vào một lần “không đẹp trời” lại xảy ra tình huống dở khóc dở cười như hôm nay!

   Khi buộc phải đến bệnh viện, vì vấn đề tế nhị nên các đương sự nếu còn “tỉnh táo” thường khai với bác sĩ bị bạn bỏ “vật lạ” vào ly bia trong tình trạng say xỉn (???), hoặc do ngã té vấp phải dị vật hoặc dùng vật lạ… gãi ngứa vùng kín!…

  1. Dị vật đường tiết niệu gây ra hậu quả gì?

   Các biến chứng thông thường nhất là dị vật có thể đâm thủng bàng quang, thủng niệu đạo, gây tắc nghẽn đường tiết niệu…gây nhiễm khuẩn – nhiễm độc. Nếu không được can thiệp kịp thời, có thể dẫn tới nhiễm khuẩn huyết và tử vong!

  1. Bác sĩ xử lý dị vật đường tiết niệu như thế nào?

   Bác sĩ chuyên khoa Tiết niệu sẽ xử lý các trường hợp bệnh nhân có vật lạ đường tiết niệu.

   Thông thường được can thiệp qua ngả nội soi niệu đạo – bàng quang, nếu bệnh nhân vào viện sớm, chưa có biết chứng nhiễm khuẩn, chưa xuyên thủng hay gây tắc nghẽn đường tiết niệu.

   Trường hợp bệnh nhân vào viện muộn đã có biến chứng nặng, cần cấp cứu chuyển lưu nước tiểu ra da tạm thời, điều trị nhiễm khuẩn tạm ổn định, rồi tính phương án lấy bỏ dị vật, tái lập lại sự lưu thông bình thường đường tiết niệu!

  1. Làm thế nào tránh được tình huống “tiến thoái lưỡng nan này”?

   Những trường hợp bị dị vật bàng quang – niệu đạo có thể là một tình huống “xui xẻo”, khi phải nhập viện can thiệp hoặc chịu hậu quả của các biến chứng nặng nề!

   Tuy nhiên, nếu nhìn vấn đề dưới góc độ có tính tích cực hơn, lạc quan hơn, thì đây cũng có thể là một tình huống “may mắn”. Vì qua đó, đương sự đã ý thức được sự nguy hiểm mà chấm dứt “thói quen” khác thường này, đương sự sẽ có cảm giác “tởn tới già”! Dù chỉ “dính chưởng” một lần trong đời…

Bài viết liên quan

VỠ BÀNG QUANG

CHẤN THƯƠNG VỠ BÀNG QUANG (sơ lược)                              TS.BS. Nguyễn Đạo Thuấn 1. Vỡ bàng quang là gì? Bàng quang hay bọng…

MỘT SỐ THUẬT NGỮ CẦN THỐNG NHẤT TRONG TIẾT NIỆU HỌC

Tiến sĩ – Bác sĩ: Nguyễn Đạo Thuấn Chú ý: Đây không phải từ điển Abdominal straining Rặn thành bụng (tiểu rặn) Abdominal ultrasound, sonography Siêu âm bụng Acute urinary obstruction Tắc nghẽn  đường tiết…

ĐẶT LỊCH HẸN