TÌNH DỤC ĐỒNG GIỚI

Kiến thức y học thường thức về ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI

TS.BS. Nguyễn Đạo Thuấn 

1. Tình dục đồng giới là gì?

– “Tình dục đồng giới” hay “Đồng tính luyến ái”: Là cảm giác thích gần gũi, yêu thương, ôm ấp và quan hệ tình dục với người cùng giới (nam-nam: “Gay”, nữ-nữ: “Lesbian”).

– Khác với người bình thường (dị tính: Heterosexuality), tình dục đồng giới có 2 dạng: đơn tính: Homosexuality (chỉ thích quan hệ với người cùng giới) và song tính: Bisexuality (thích quan hệ với cả nam lẫn nữ, kể cả người đã có gia đình con cái!).

– Khác với người “cải trang giới tính” (thích mình là người khác giới!) hoặc người bị rối loạn biệt hóa giới tính (dị dạng về bộ phận sinh dục trong: buồng trứng, tinh hoàn hoặc bộ phận sinh dục ngoài: âm hộ, dương vật).

2. Đây có phải là một bệnh lý?

– Tình dục đồng giới không phải là một bệnh, nên không thể chữa trị được! 

– Từ năm 1990, Hiệp hội Tâm lý và Hiệp hội Tâm thần của Mỹ đều khẳng định: “Tình dục đồng giới không phải là một bệnh”.

– Các xét nghiệm về sức khỏe tổng quát, nhiễm sắc thể và hình thái bộ phận sinh dục đều bình thường.

– Đây chỉ là một “xu hướng tình dục”, được hình thành và phát triển trong quá trình phát triển nhân cách!

– Có 7 mức độ biểu hiện: từ kín đáo rất khó nhận biết cho đến mức “rất lộ”.

3. Quan hệ tình dục thế nào?

– Oral sex (bằng miệng) ở cả “Gay” và “Lesbian”.

– Quan hệ trực tiếp qua hậu môn (Gay) hoặc sử dụng đồ chơi tình dục (sextoys) qua âm đạo (Lesbian).

Hình ảnh minh họa tình dục đồng giới “Gay” và “Lesbian”

4. Luật pháp có công nhận không?

– Một số nước và phần lớn các bang của Mỹ đều công nhận tình dục đồng giới về mặt pháp lý.

– Ở Việt Nam, năm 2014 Quốc hội có đưa vấn đề này ra bàn bạc, nhưng vẫn “bỏ phiếu trắng”: không cấm cưới nhưng không đăng ký kết hôn được.

6. Cảm xúc nội tâm như thế nào?

– Cảm giác nội tâm rất giằng xé: Họ rất “sợ” mình là người đồng tính nhưng lại rất thích quan hệ với người cùng giới!

– Mặc cảm tự ti và rất khổ sở về nội tâm!

6. Tình cảm có thủy chung không?

– Tỉ lệ “thế giới thứ 3” khá ít, chỉ chiếm khoảng 2 – 3% dân số.

– Đời sống rất kín đáo và thường ái ngại khi tiếp xúc với người khác.

=> Vì vậy, rất khó tìm ra bạn tình (*).

– Giằng xé nội tâm, sợ sệt, lén lút về tình cảm: Rất sợ bị lộ bí mật! Sợ dị nghị!

– Rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương tâm hồn! Tuy nhiên, họ không chung thủy: thích thay đổi, khi đang có bạn tình vẫn thích “gạ gẫm” để tìm kiếm bạn tình khác.

=> Vì vậy, khi bị bạn tình phản bội, sẽ rất dễ bị sốc (**).

Từ (*) (**): Rất dễ có hành động bộc phát nguy hiểm, thiếu kiểm soát mà ta vẫn thường nghe thấy!

7. Có thể có con được không?

– Họ vẫn có thể có con nhờ…thụ tinh nhân tạo bằng tinh trùng hoặc trứng của mình với người khác giới hoặc từ ngân hàng tinh trùng (không thể có con với nhau được).

– Những người tình dục đồng giới có thể là những người cha người mẹ tốt! (có con nuôi hoặc thụ tinh nhân tạo).

9. Làm thế nào để giúp họ?

– Không cố gắng khuyên họ chữa trị! Vì tình dục đồng giới không phải là một bệnh!

– Không quá xa lánh và kỳ thị người đồng tính luyến ái.

– Hướng dẫn, góp ý thêm cho họ hiểu hơn để phòng tránh các bệnh lây lan qua đường tình dục (sexually transmitted deseases), như HIV, lậu, giang mai…

Bài viết liên quan

VỠ BÀNG QUANG

CHẤN THƯƠNG VỠ BÀNG QUANG (sơ lược)                              TS.BS. Nguyễn Đạo Thuấn 1. Vỡ bàng quang là gì? Bàng quang hay bọng…

MỘT SỐ THUẬT NGỮ CẦN THỐNG NHẤT TRONG TIẾT NIỆU HỌC

Tiến sĩ – Bác sĩ: Nguyễn Đạo Thuấn Chú ý: Đây không phải từ điển Abdominal straining Rặn thành bụng (tiểu rặn) Abdominal ultrasound, sonography Siêu âm bụng Acute urinary obstruction Tắc nghẽn  đường tiết…

ĐẶT LỊCH HẸN