Súng đã giương cao nòng!

Bà con thân mến, “súng ống của đàn ông” là một đề tài nóng hổi chẳng có hồi kết! Thế nhưng, ngoại trừ các bác sĩ Tiết niệu – Nam khoa, thì có mấy ai biết được “súng” hoạt động như thế nào! Hy vọng những chia sẻ thường thức sau đây, sẽ giúp bà con bớt đi “những thắc mắc chẳng biết tỏ cùng ai”…

  1. Súng được cấu trúc như thế nào? (dương vật – Hình 1)

Dương vật gồm 3 cấu trúc hình trụ: 2 thể hang (thể cương) và 1 thể xốp bao quanh niệu đạo (ống tiểu), được phủ bên ngoài bởi một lớp da và mô dưới da lỏng lẻo.

Mỗi thể hang có bao trắng (chun giãn) bao quanh ngoài, bên trong chứa những xoang mạch máu đặc biệt có nội mạc lót, thông thương rộng rãi với nhau.

  1. Súng được bảo dưỡng ra sao? (Hình 2)

Nhìn chung, động mạch (màu đỏ – mang máu đến nuôi dương vật) phân nhánh đi vào 2 thể hang. Các mạch máu này mở vào xoang hang (hồ chứa máu).
Các chất “dinh dưỡng” trong máu động mạch được sử dụng hết, các “chất thải” được thải ra, theo máu tĩnh mạch về lại trong cơ thể.

Tĩnh mạch dương vật (màu xanh) bắt đầu từ một nhóm các tĩnh mạch nhỏ hợp thành các tĩnh mạch xuyên, chui qua bao trắng đổ vào các tĩnh mạch bên ngoài, rồi về lại trong cơ thể.

  1. Vì sao súng giương và hạ nòng được?

Khi súng hạ nòng (dương vật mềm) máu từ động mạch vào xoang hang (hồ chứa máu), rồi có thể dễ dàng ra ngoài bao trắng qua tĩnh mạch xuyên để về lại trong cơ thể.

Khi súng giương nòng (dương vật cương): sau khi có “kích thích”, động mạch dương vật giãn ra, đưa máu đến nhiều và đổ đầy hồ chứa, khiến cho bao trắng căng ra, chèn bít các tĩnh mạch xuyên không cho máu tĩnh mạch ra ngoài xoang (tạo và duy trì sự giương nòng).

Sau khi “hết kích thích” hoặc súng đã khai nòng (xuất tinh), động mạch dương vật co thắt trở lại, máu đến ít, áp lực trong xoang hang giảm xuống, khiến các tĩnh mạch xuyên dương vật không còn bị chèn ép, máu thoát dần khỏi thể hang làm dương vật mềm dần (súng lại hạ nòng).

Và cứ như thế nhé…liên tục, liên tục không ngừng nghỉ!…

(Hehe mời bà con đón đọc bài tiếp theo: Viagra: vì sao có được, tác dụng ra sao?)

 

Bài viết liên quan

VỠ BÀNG QUANG

CHẤN THƯƠNG VỠ BÀNG QUANG (sơ lược)                              TS.BS. Nguyễn Đạo Thuấn 1. Vỡ bàng quang là gì? Bàng quang hay bọng…

MỘT SỐ THUẬT NGỮ CẦN THỐNG NHẤT TRONG TIẾT NIỆU HỌC

Tiến sĩ – Bác sĩ: Nguyễn Đạo Thuấn Chú ý: Đây không phải từ điển Abdominal straining Rặn thành bụng (tiểu rặn) Abdominal ultrasound, sonography Siêu âm bụng Acute urinary obstruction Tắc nghẽn  đường tiết…

ĐẶT LỊCH HẸN