NỮ GIỚI BỊ VIÊM BÀNG QUANG: có phải do lây nhiễm từ “đối tác” không?

Có rất rất nhiều các chị em phụ nữ bị viêm bàng quang mang một mối băn khoăn khó tự giải đáp được: “có phải mình bị lây nhiễm từ anh ấy không”??
Qua đây, Bác SĨ Nguyen Dao Thuan xin chia sẻ sơ lược vấn đề này, hy vọng sẽ góp phần giúp các chị em tự giải quyết mối “nghi ngại” đó.

  • Viêm bàng quang có khác nhiễm trùng tiểu không?

“Nhiễm trùng tiểu” hay “nhiễm khuẩn đường tiết niệu” là một danh từ chung chung chỉ tình trạng viêm nhiễm tiết niệu do vi trùng (thận, bàng quang, tuyến tiền liệt, niệu đạo…), trong đó bao gồm cả “viêm bàng quang” (viêm bọng đái).

  1. Vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu có luôn gây bệnh không?

Cũng giống như các cơ quan khác như hô hấp (mũi họng, phổi…), sinh dục (âm đạo, tử cung…), khi vi khuẩn “xâm nhập” vào đường tiết niệu, cơ thể sẽ tự “chống đỡ” để tiêu diệt vi khuẩn thông qua:

– Tăng co bóp để dòng nước tiểu tống thoát vi khuẩn ra ngoài.

– Bề mặt bàng quang…có chất chống “bám dính” và “ăn” vi khuẩn (kháng thể). 

– Chỉ khi vi khuẩn có độc tính quá cao, số lượng quá nhiều hoặc sức đề kháng cơ thể bị giảm sút thì sẽ có “bệnh”.

  1. Vì sao phụ nữ hay bị viêm bàng quang? 

Nữ giới rất dễ bị viêm bàng quang do các đặc điểm cơ thể như sau:

– Đường niệu đạo (ống dẫn tiểu ra ngoài) ngắn (3-5cm).

– Miệng niệu đạo (lỗ tiểu) nằm rất gần âm đạo và hậu môn (nguồn chứa vi khuẩn).

– Hormone Progesterone (tăng nhiều lúc có thai) làm giảm nhu động đường tiết niệu.

– Lúc giao hợp phụ nữ là “người nhận” (tinh dịch…).

  1. Vậy thì nam giới có “tự nhiên” bị nhiễm viêm bàng quang không?
    Vì đặc điểm niệu đạo của nam giới hoàn toàn trái ngược với các đặc điểm của nữ giới (mô tả ở trên), nên rất hiếm khi “tự nhiên” nam giới bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Nếu có, thường có các yếu tố thuận lợi như sau:
    – Bế tắc (sỏi, hẹp, bướu tuyến tiền liệt…).
    – Can thiệp (nội soi, ống thông…).
    – Nhiễm các bệnh lây lan qua đường tình dục (lậu, giang mai…).
  1. Những phụ nữ nào dễ bị viêm bàng quang hơn?– Phụ nữ mang thai do thai tiết nhiều hormone Progesterone, làm giảm nhu động tống thoát nước tiểu ra ngoài.
    – Phụ nữ mới quan hệ tình dục hoặc vừa lập gia đình do tần suất quan hệ tình dục cao => dễ vấy nhiễm vi khuẩn, giảm đề kháng tại chỗ.
    – Phụ nữ tiền mãn kinh do sụt giảm hormone estrogen, rối loạn niêm mạc niệu đạo, đề kháng kém với sự bám dính vi khuẩn ở bề mặt đường tiết niệu.
  2. Vậy thì trẻ em gái và phụ nữ lớn tuổi có bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu không?
    – Ở trẻ em: bé trai và bé gái đều có thể bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu do dị tật bẩm sinh (gần bằng nhau).
    – Sau dậy thì và tuổi trung niên: phụ nữ thường dễ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu hơn (đã nêu như trên).
    – Tuổi già: nam giới thường dễ bị nhiễm khuẩn hơn do sỏi (nam cao gấp 4 lần nữ), bướu tuyến tiền liệt…
  3. Phụ nữ bị viêm bàng quang có phải do lây nhiễm từ “đối tác” hay không?
    – Vì những đặc điểm được nêu trên, bản thân phụ nữ đã dễ bị viêm bàng quang.
    – Chỉ “nghi ngờ” khi đối tác phối ngẫu (chồng, bạn trai…) có triệu chứng nhiễm khuẩn đường tiết niệu – sinh dục, hoặc kèm viêm âm đạo hay viêm bàng quang sau mỗi lần giao hợp…
  4. Phải làm gì khi không tự giải quyết được băn khoăn nghi ngại?
    – Nên khám và xét nghiệm cả đối tượng phối ngẫu.
    – Sử dụng bao cao su để làm phép “so sánh” sự khác biệt giữa có hay không sử dụng bao khi giao hợp.?p/s: Nhớ nhé, kẻo “oan” cho đối tác đó các chị em!?
Hình ảnh mô tả sự khác biệt của niệu đạo – bàng quang ở nam và nữ

Bài viết liên quan

VỠ BÀNG QUANG

CHẤN THƯƠNG VỠ BÀNG QUANG (sơ lược)                              TS.BS. Nguyễn Đạo Thuấn 1. Vỡ bàng quang là gì? Bàng quang hay bọng…

MỘT SỐ THUẬT NGỮ CẦN THỐNG NHẤT TRONG TIẾT NIỆU HỌC

Tiến sĩ – Bác sĩ: Nguyễn Đạo Thuấn Chú ý: Đây không phải từ điển Abdominal straining Rặn thành bụng (tiểu rặn) Abdominal ultrasound, sonography Siêu âm bụng Acute urinary obstruction Tắc nghẽn  đường tiết…

ĐẶT LỊCH HẸN