Ngày tết nói chuyện Detox – giải độc cơ thể

Vào những ngày tết, nhìn chung chúng ta có một tinh thần sảng khoái, được nghỉ ngơi thoải mái, ăn uống ít kiêng cử hơn…Tuy nhiên, chúng ta lại ít vận động, ăn nhiều thịt mỡ trữ lạnh, uống nhiều rượu bia và các thức uống có ga hơn…khiến cho các chất bã thừa, các độc tố ít được đào thải khỏi cơ thể, ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần trong và sau tết…Để dịp tết được vui khỏe hơn, chúng ta nên quan tâm đến vấn đề “Detox – giải độc cơ thể”.

  1. Giải độc cơ thể là gì?

– Nói về sức khỏe, chắc chắn trong chúng ta ai cũng biết: “Một tinh thần sảng khoái trong một cơ thể khỏe mạnh” là mong ước của bất cứ ai! Sức khỏe tự nhiên bền chặt là một phần tất yếu của cuộc sống khỏe mạnh. 

– Hiện nay, khi đời sống tốt hơn, vấn đề sức khỏe được quan tâm hơn. Tuy nhiên, các độc tố từ thực phẩm, từ môi trường ngày càng nhiều và càng nguy hiểm hơn. Vì vậy, việc giải độc cơ thể ngày càng được nhiều người quan tâm hơn.

– Giải độc cơ thể là phương pháp thanh lọc cơ thể, làm sạch bên trong giúp các cơ quan trên cơ thể hoạt động tốt hơn, bằng cách đào thải các độc tố, vi khuẩn, kí sinh trùng và các chất dư thừa như mỡ, nước giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.

  1. Khi các chất thải, các độc tố ứ đọng trong cơ thể sẽ ảnh hưởng ra sao?

– Hô hấp: cảm lạnh thường xuyên, ho, nhạy cảm đường hô hấp, hen suyễn.

– Tiêu hóa: hơi thở hôi, thỉnh thoảng táo bón, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy.

– Da: xuất hiện các đốm, nám, dị ứng, nổi mụn trứng cá …

– Xương khớp: đau nhức lưng, các khớp…

– Não và hệ thống thần kinh: mất ngủ, lo âu, trầm cảm, mệt mỏi, căng thẳng…

  1. Cơ thể thải độc như thế nào?

+ Giải độc qua phổi:

– Ho hay thở chủ động là một dạng bài tập thể dục. Chúng ta có thể tìm nơi có không khí trong lành hoặc khoảng thời gian sau các cơn mưa, hít thở sâu, sau đó ho liên tục vài tiếng để tống thoát các độc tố ra khỏi phổi.

– Mộc nhĩ có chứa một thành phần gọi là chất kết dính giống như kẹo cao su, có thể giúp làm sạch khí phế quản – phổi.

+ Giải độc qua thận:

Bản thân thận là một cơ quan thải độc quan trọng đặc biệt của cơ thể. Thông qua quá trình lọc máu, các chất thải trong máu và protein phân hủy trong quá trình thận làm việc sẽ bài tiết qua nước tiểu.

– Không nên nhịn tiểu để tránh ảnh hưởng xấu lên thận chưa kể đến một số độc tố sẽ được tái hấp thu vào máu, gây nguy hiểm cho sức khỏe nói chung.

– Uống nước đầy đủ giúp pha loãng nồng độ các chất độc, mà còn thúc đẩy quá trình chuyển hóa các chất qua thận, từ đó giúp cho thận có điều kiện để đẩy nhiều chất độc thải ra ngoài.

+ Giải độc qua đại tràng:

Thực phẩm sau khi tiêu hóa, phần tồn dư độc hại sẽ hình thành và đẩy xuống đại tràng (ruột già), dưới tác động của quá trình lên men tự nhiên sẽ hình thành phân có nhiều vi khuẩn và độc tố. 

– Đại tiện đều đặn hàng ngày giúp làm giảm tái hấp thu ngược trở lại các chất độc. 

– Ăn đủ trái cây và rau quả giúp bổ sung đủ vitamin khoáng chất và chất xơ, dễ dàng hấp thụ các chất cần thiết, thúc đẩy nhu động đường ruột tránh táo bón giúp đào thải chất độc có trong đại tràng ra ngoài.

+ Giải độc qua da:

– Da thường bị nhiễm độc từ bên trong nhiều hơn là bệnh ngoài. Cách tốt nhất là thông qua việc ra mồ hôi để loại bỏ các chất độc trên da một cách nhanh nhất như tập thể dục, tắm hơi …

– Tập thể dục có thể làm tăng tốc độ trao đổi chất, giúp giải độc cho cả da và phổi.

  1. Ai cần nên giải độc?

– Những ảnh hưởng xấu từ môi trường sống, thực phẩm nhiễm bẩn… có thể làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của chúng ta. Cho đến một lúc nào đó, cơ thể sẽ báo động những tín hiệu liên quan đến sức khoẻ và đó cũng chính là lúc chúng ta cần giải độc cơ thể ngay lập tức.

– Nhìn chung, việc giải độc cơ thể khá đơn giản, nếu thực hiện đúng thì hầu như chỉ đem lại lợi ích cho sức khỏe mà thôi.

– Như vậy, ai ai trong chúng ta cũng có thể cần phải thải độc cơ thể, tùy vào từng thời điểm, từng giai đoạn nào đó trong cuộc sống.

Các đối tượng cụ thể: 

– Người già chuyển hóa các chất trong cơ thể và đào thải chất độc chậm.

– Chế độ ăn uống thất thường

– Người có thói quen uống rươu bia nhiều

– Người có thói quen làm việc ngồi lâu

– Người mập, béo phì.

  1. Khi nào cần giải độc cơ thể?

Mỗi khi cơ thể chúng ta có các dấu hiệu bất thường như: có mùi bất thường, táo bón, nóng trong người, mệt mỏi kéo dài hay một vài thay đổi trên da… cũng có thể là những dấu hiệu cơ thể cần giải độc ngay để không gây nguy hại đến sức khoẻ lâu dài.

– Cơ thể có mùi khó chịu trên người, như mùi hôi từ miệng, từ mồ hôi từ nước tiểu…cũng là dấu hiệu cơ thể cần giải độc ngay.

– Táo bón hay vài ngày mới đại tiện một lần thì chất độc đã tích tụ và thấm ngược vào lại bên trong cơ thể rồi.

– Khi cơ thể có những dấu hiệu nóng trong người như môi khô nứt nẻ, xuất hiện vết loét miệng, nổi mụn… có thể là do những chất độc hại gây ra. Chúng ta cần giải độc cơ thể sớm để tránh nguy cơ gây ra các bệnh tật khác, nhất là các bệnh về gan.

– Làn da trở nên thô ráp, sần sùi, mụn nổi nhiều và để lại nhiều vết thâm nám ở vùng da quanh mắt… thì cũng là một trong những dấu hiệu mà cơ thể cần giải độc, cũng như thanh lọc các chất độc hại đang tích tụ trong cơ thể ngay.

– Mệt mỏi thường xuyên: Chúng ta vẫn ăn uống đầy đủ, ngủ cũng đủ giấc nhưng lại thường xuyên cảm thấy cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi. Có thể là do quá trình thải độc của cơ thể không được diễn ra thuận lợi, gây rối loạn chuyển hoá, nhức mỏi và khiến cơ thể mất đi sức sống, làm việc không hiệu quả.

  1. Hiện tại có những phương pháp giải độc hiệu quả nào được khuyến khích sử dụng?

Nhìn chung có 2 phương pháp giải độc cơ thể: giải độc tự nhiên và giải độc có can thiệp.

+ Cách giải độc cơ thể tự nhiên (áp dụng đơn giản tại nhà):

– Ăn uống lành mạnh kết hợp với nhiều rau xanh, trái cây, củ quả, uống nhiều nước. Chanh tươi giúp thanh lọc cơ thể rất tốt và khá toàn diện.

– Thực hiện lối sống lành mạnh như nói không với thuốc lá, giảm tối đa với rượu bia; tập thể dục thường xuyên; ra đường đeo khẩu trang để tránh khói bụi ô nhiễm…

– Kiểm soát căng thẳng, cân bằng giữa công việc và sinh hoạt hàng ngày để tránh những stress không cần thiết.

+ Cách giải độc có can thiệp:

Trong trường hợp, các triệu chứng rầm rộ và kéo dài dai dẵng hơn, chúng ta cần sự tác động có hiệu quả nhanh hơn thì có thể: 

– Sử dụng các chế phẩm hỗ trợ tiêu hóa như nước giải độc cơ thể, “thuốc” nhuận trường tăng thải trừ độc chất trong phân.

– Dùng các loại thức uống như trà thanh nhiệt, trà atiso để tăng thải độc qua thận

– Xông hơi tăng tiết mồ hôi thải độc qua da…

  1. Có nhiều phương pháp được lưu truyền trên mạng, nên lưu ý giải độc làm sao cho hiệu quả và an toàn?

– Mạng internet, mạng xã hội có rất nhiều thông tin về các phương pháp giải độc cơ thể, một số sẽ quảng cáo quá mức về tính hiệu quả, về giá cả, về sự tiện dụng. 

– Tuy nhiên, chúng ta cần tỉnh táo, chọn lọc, dành một chút thời gian để ngâm cứu, lắng nghe cơ thể của mình để biết chúng ta cần thiết phải giải độc nhanh hay không? Giải độc theo cơ quan nào: tiêu hóa, thận, phổi, da…

– Dù sao đi nữa thì việc giải độc đơn giản, hiệu quả bền vững vẫn tốt nhất (giải độc tự nhiên – được đề cập ở mục 6).

  1. Áp dụng giải độc cơ thể không khoa học có thể dẫn đến phản tác dụng.

– Giải độc cơ thể rất có lợi cho cơ thể nhưng là một phương pháp rất khắc nghiệt (mục đích giảm cân). Người dùng phải thay đổi hoàn toàn chế độ ăn uống thường ngày, nhịn ăn để thực hiện nghiêm ngặt chế độ giải độc cơ thể bằng các loại nước hoặc chế phẩm chuyên biệt khiến cho cơ thể khó thích ứng, dễ thiếu dinh dưỡng, có thể dẫn đến suy giảm miễn dịch, ốm yếu, mệt mỏi và nhức đầu.

– Áp dụng chế độ giải độc cơ thể quá tải có thể gây phản tác dụng: bị kích thích trước các thức ăn và lại tăng cân nhanh chóng hoặc có thể mắc chứng rối loạn ăn uống, hoặc bị ám ảnh với một số thực phẩm.

  1. Một số lưu ý khi áp dụng giải độc cơ thể:

– Không áp dụng giải độc cơ thể khi sức khỏe và tinh thần chưa ổn định.

– Không nên tập luyện thể dục thể thao quá sức khi đang áp dụng giải độc cơ thể.

– Để tránh cơ thể bị sốc vì chưa quen với chế độ giải độc cơ thể, có thể phải bỏ dần một số thực đơn ra khỏi bữa ăn hàng ngày.

Bài viết liên quan

Áp xe tuyến Skène niệu đạo

TS.BS. Nguyễn Đạo Thuấn    Các tuyến Skène niệu đạo được mô tả đầu tiên bởi Tiến sĩ Alexander Johnston Chalmers Skène vào cuối thế kỷ XIX. Mặc dù, không được nhiều người biết đến…

Những ai dễ bị viêm bàng quang cấp?

Viêm bàng quang cấp đơn thuần thường xảy ra ở phụ nữ, mà có thể không cần phải có một nguyên nhân cụ thể nào! Các thống kê cho thấy, gần như viêm bàng quang…

VIÊM BÀNG QUANG CẤP: Một số khái niệm cần biết!

VIÊM BÀNG QUANG CẤP: Một số khái niệm cần biết! Viêm bàng quang cấp là tình trạng viêm cấp tính của niêm mạc trong lòng bàng quang (bọng đái chứa nước tiểu, nằm ở vùng…

ĐẶT LỊCH HẸN