Tiểu đêm có phải là dấu hiệu suy thận?

SỰ THẬT VỀ TIỂU ĐÊM LÀ BÁO HIỆU SUY THẬN

    Tiểu đêm là một tình trạng thường gặp của lứa tuổi trung niên và cao niên. Tình trạng này gây giảm chất lượng cuộc sống và khiến mỗi một chúng ta lo lắng về tình trạng suy thận! 

    Chúng ta vẫn nghe thấy sang sảng “Tiểu đêm là dấu hiệu đầu tiên báo hiệu suy thận”. Vậy sự thật ra sao?

    Tiểu đêm được định nghĩa là tiểu nhiều hơn 2 lần trong đêm (từ lúc ngủ tối đến sáng hôm sau).

Tiểu đêm là triệu chứng của nhiều bệnh lý sau đây:

  1. Bệnh hệ thống: Bệnh đái tháo đường (đường ưu trương nên kéo theo nước làm tăng lượng nước tiểu). Đái tháo nhạt (rối loạn hormon tái hấp thu nước của ống thận – hormon kháng lợi niệu ADH)…về lâu dài cũng có thể gây suy thận!
  2. Suy thận: thường ở giai đoạn 2 – 3 do suy giảm khả năng tái hấp thu nước tại ống thận.
  3. Bệnh lý bàng quang – tuyến tiền liệt – niệu đạo: Tiểu lắt nhắt cả đêm lẫn ngày (ít nước tiểu), có thể kèm tiểu khó, tiểu gắt buốt…

     Như vậy, tiểu đêm chỉ là một triệu chứng của nhiều bệnh lý, không phải luôn luôn là triệu chứng của suy thận!

    Để làm rõ vấn đề này, chúng ta cần phải hiểu rõ thêm các chi tiết sau đây:

  1. Tiểu đêm do suy thận: 
  • Lượng nước tiểu nhiều/mỗi lần tiểu.
  • Tiểu dễ dàng, thoải mái…
  • Thông thường ban ngày ít có tình trạng tiểu nhiều lần

2. Tiểu đêm do bệnh hệ thống toàn thân như đái tháo đường, đái tháo nhạt:

  • Tiểu nhiều lần cả đêm lẫn ngày
  • Lượng nước tiểu nhiều trong mỗi lần đi tiểu
  • Các biểu hiện khát nhiều, uống nhiều, gầy nhiều (đái tháo đường) hoặc rối loạn điện giải, yếu cơ, thậm chí mất nước (đái tháo nhạt)…

3. Tiểu đêm do bệnh lý bàng quang – tuyến tiền liệt – niệu đạo:

  • Lượng nước tiểu ít (tiểu lắt nhắt)
  • Có thể kèm tiểu khó, tiểu gắt buốt…
  • Thường ban ngày cũng có tình trạng tiểu nhiều lần

Có nghĩ đến các nhóm nguyên nhân gây triệu chứng tiểu đêm này sẽ giúp chúng ta thực hiện một số xét nghiệm giúp xác định nguyên nhân. Có như thế mới có thể phần nào thoát được mối lo lắng dai dẵng gây suy mòn cuộc sống tinh thần của chúng ta!

 

 

Bài viết liên quan

VỠ BÀNG QUANG

CHẤN THƯƠNG VỠ BÀNG QUANG (sơ lược)                              TS.BS. Nguyễn Đạo Thuấn 1. Vỡ bàng quang là gì? Bàng quang hay bọng…

MỘT SỐ THUẬT NGỮ CẦN THỐNG NHẤT TRONG TIẾT NIỆU HỌC

Tiến sĩ – Bác sĩ: Nguyễn Đạo Thuấn Chú ý: Đây không phải từ điển Abdominal straining Rặn thành bụng (tiểu rặn) Abdominal ultrasound, sonography Siêu âm bụng Acute urinary obstruction Tắc nghẽn  đường tiết…

ĐẶT LỊCH HẸN