XÉT NGHIỆM NƯỚC TIỂU: những sai lệch ít ngờ tới!

Tình trạng vi khuẩn đa kháng thuốc đã đến hồi báo động đỏ cho nhân loại, vì vậy nhiễm khuẩn đường tiết niệu đã là nổi ám ảnh của bệnh nhân cũng như của bác sĩ!

Việc chẩn đoán xác định tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu cần phải có (1) bằng chứng vi khuẩn trong nước tiểu và (2) phản ứng viêm. Vì vậy, xét nghiệm nước tiểu như phân lập vi khuẩn (cấy nước tiểu) và tổng phân tích nước tiểu là vô cùng quan trọng!

Hàng ngày tiếp xúc với nhiều tình huống cần phải trả lời câu hỏi: bệnh nhân này có bị nhiễm khuẩn không? nhiễm khuẩn đã được điều trị hết chưa? lắm lúc quá “đau đầu”! Nhưng không phải do những khó khăn về bệnh lý, mà là do những sai lệch thật khó ngờ tới, khiến bác sĩ lắm lúc không thể đưa ra quyết định chẩn đoán được(!?) Đây chỉ là một “bất cập” rất nhỏ trong rất rất nhiều vấn đề cần quan tâm, thế nhưng hậu quả của nó lại thật khôn lường cho bệnh nhân:

  1. Để tránh vấy nhiễm từ bên ngoài, mẫu nước tiểu làm xét nghiệm phải là mẫu nước tiểu giữa dòng (bệnh nhân tiểu ra một hồi rồi mới đưa dụng cụ vào hứng lấy nước tiểu), điều này bất cứ nhân viên y tế nào cũng phải được học qua(!), thế nhưng có mấy bác sĩ hay y tá hướng dẫn cụ thể cách lấy mẫu nước tiểu đúng cho bệnh nhân(?). Thực ra, đây chính là trách nhiệm của nhân viên phòng xét nghiệm(!) nhưng vì số lượng bệnh nhân quá đông, công việc quá nhiều thể loại, nên việc dặn dò hoặc đưa tờ hướng dẫn cách lấy mẫu nước tiểu cho bệnh nhân… cũng bị bỏ qua! 
  2. Bệnh nhân thường được hướng dẫn “ra phòng vệ sinh lấy nước tiểu vào lọ xét nghiệm này”. Tất nhiên bệnh nhân sẽ dùng lọ xét nghiệm hứng lấy mẫu nước tiểu đầu dòng vì sự đơn giản và sạch gọn, chưa kể đến môi trường ô nhiễm ở phòng vệ sinh công cộng tại Việt Nam(!) và bệnh nhân có thể chạm vào phần trong nắp và miệng lọ. Hậu quả là làm sao tránh khỏi được tình trạng vấy nhiễm vi khuẩn hoặc bạch cầu trong nước tiểu(?)
  3. Hầu hết các bác sĩ nhận kết quả xét nghiệm như thế đều đưa ra chẩn đoán và điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, cứ như thế tạo nên vòng luẩn quẩn khó lòng dứt ra được…Hậu quả ra sao? bệnh nhân chịu thiệt về sức khỏe, tiền bạc, thời gian, sự lo sợ và đặc biệt “nuôi lấy” những vi khuẩn kháng thuốc siêu việt!

Tình trạng này xem ra có tính hệ thống, bác sĩ điều trị khó lòng khắc phục cho bệnh nhân! Haidza…nhưng trước mắt cần một số giải pháp như sau:

  1. Bác sĩ “tranh thủ” trực tiếp hướng dẫn hoặc “nhắc” y tá phòng khám hoặc y tá phòng bệnh hướng dẫn cách lấy nước tiểu đúng cho bệnh nhân.
  2. Phòng xét nghiệm nên có tờ hướng dẫn tóm tắt đưa cho mỗi bệnh nhân cần lấy nước tiểu xét nghiệm, hoặc tại phòng vệ sinh cần có “hình minh họa lớn” cho bệnh nhân lấy nước tiểu.

Bệnh nhân phải “tự cứu lấy mình” bằng cách tìm hiểu về cách lấy mẫu nước tiểu đúng để làm xét nghiệm thôi??? …thật là vô cùng nan giải!

Bài viết liên quan

VỠ BÀNG QUANG

CHẤN THƯƠNG VỠ BÀNG QUANG (sơ lược)                              TS.BS. Nguyễn Đạo Thuấn 1. Vỡ bàng quang là gì? Bàng quang hay bọng…

MỘT SỐ THUẬT NGỮ CẦN THỐNG NHẤT TRONG TIẾT NIỆU HỌC

Tiến sĩ – Bác sĩ: Nguyễn Đạo Thuấn Chú ý: Đây không phải từ điển Abdominal straining Rặn thành bụng (tiểu rặn) Abdominal ultrasound, sonography Siêu âm bụng Acute urinary obstruction Tắc nghẽn  đường tiết…

ĐẶT LỊCH HẸN