Thận ứ nước có bắt buộc phải can thiệp không?

   Trong thực hành khám chữa bệnh chuyên khoa, một vấn đề thường gặp khiến cho cả bệnh nhân lẫn các bác sĩ chuyên khoa lúng túng…Đó là tình trạng “THẬN Ứ NƯỚC”.

   Thận ứ nước, có thể do nguyên nhân tắc nghẽn đường tiết niệu (tại thận, niệu quản, bàng quang hay niệu đạo…), cũng có thể là tình trạng bẩm sinh hoặc dư chứng sau phẫu thuật tình trạng tắc nghẽn đường tiết niệu mà không có vấn đề tắc nghẽn hiện hữu.

1. Thận ứ nước, phần lớn do tình trạng tắc nghẽn đường tiết niệu, như:

  • Sỏi thận – niệu quản
  • Hẹp tắc niệu quản
  • Bướu bàng quang xâm lấn 2 miệng niệu quản
  • Bàng quang tăng trương lực gây ngược dòng bàng quang – niệu quản: bàng quan hỗn loạn thần kinh, tăng sinh tuyến tiền liệt, hẹp niệu đạo, hẹp da quy đầu…

2. Trường hợp nào thận ứ nước nhưng không tắc nghẽn (không cần can thiệp)?

  • Một số tình trạng bẩm sinh gây thận ứ nước nhưng không có dấu hiệu tắc nghẽn nước tiểu.
  • Thận ứ nước lớn (độ 3), chủ mô thận còn rất mỏng, sau khi giải quyết tắc nghẽn, thận co dần lại nhưng chẳng bao giờ hết ứ nước. Tình huống này TS.BS. Nguyễn Đạo Thuấn thường giải thích cặn kẽ cho bệnh nhân và thân nhân như sau: “Thận ứ nước nặng, cũng như cái bong bóng được thổi căng to lên và để kéo dài nhiều ngày rồi mới xả hơi ra, thì chẳng bao giờ săn chắc trở lại như cái bong bóng chưa từng bị thổi căng cả!”).Hình 1: Hình ảnh thận ứ nước bẩm sinh 2 bên, không có tắc nghẽn đường tiết niệu

3. Bác sĩ sẽ làm gì để biết được có tắc nghẽn đường tiết niệu hay không? Khi bệnh nhân không có triệu chứng và bác sĩ cần cho chỉ định thử nghiệm nào?

  • Chụp xạ ký thận đồng vị phóng xạ với thuốc lợi tiểu quai (Diuretic Wash – out Renogram (DWR)): thử nghiệm này ít chính xác khi độ lọc cầu thận giảm nặng (thận bài tiết yếu).
  • Thử nghiệm Whitaker: ít thực hiện vì phải chọc kim vào thận hoặc mở thận ra da.

4. Cần làm gì trong trường hợp thận bị ứ nước?

  • Đối với bác sĩ chuyên khoa: Cần “chịu khó” giải thích kỹ các tình huống này, ngoài việc giúp cho bệnh nhân và thân nhân hiểu để khỏi bị hoang mang, còn giúp cho chính mình tránh bị “phiền toái” không đáng có (Với tính cách luôn tận tâm với bệnh nhân của mình, trước tiên TS.BS. Nguyễn Đạo Thuấn thường thực hiện bước tư vấn cặn kẽ vấn đề này).
  • Đối với bệnh nhân và thân nhân:
    • Cần bình tĩnh, tìm khám bác sĩ chuyên khoa uy tín.
    • Cần hạn chế tối đa tình huống mang tính thường nhật như sau: Các bệnh nhân, thân nhân (cha, đặc biệt là các bà mẹ…) thường “mắc lỗi” như sau: Lúc nào cũng xuýt xoa kể lễ cho bạn bè, hàng xóm nghe tình trạng thận bị ứ nước, mà hầu hết người nghe thường phụ họa vào câu chuyện cho thật nghiêm trọng bằng những mẫu chuyện vô thưởng vô phạt như: “ tui có người quen bị thận ứ nước, bây giờ…bị suy thận và chết rồi!”…, nhưng ai ngờ những câu chuyện này lại gậm nhấm vào mối lo của chính bệnh nhân và người thân, dần dần trở thành nỗi hoang mang và trầm cảm từ lúc nào không biết…

      Chứng kiến nhiều bệnh nhân hoang mang, cầm kết quả siêu âm bụng với “tình trạng thận bị ứ nước” chạy khám và điều trị từ bệnh viện này sang bệnh viện khác!

      Xem ra ở Việt Nam ta, những vấn đề như thế này cũng còn quá nhiều vấn đề nan giải!

Bài viết liên quan

VỠ BÀNG QUANG

CHẤN THƯƠNG VỠ BÀNG QUANG (sơ lược)                              TS.BS. Nguyễn Đạo Thuấn 1. Vỡ bàng quang là gì? Bàng quang hay bọng…

MỘT SỐ THUẬT NGỮ CẦN THỐNG NHẤT TRONG TIẾT NIỆU HỌC

Tiến sĩ – Bác sĩ: Nguyễn Đạo Thuấn Chú ý: Đây không phải từ điển Abdominal straining Rặn thành bụng (tiểu rặn) Abdominal ultrasound, sonography Siêu âm bụng Acute urinary obstruction Tắc nghẽn  đường tiết…

ĐẶT LỊCH HẸN