Thảm họa của nhân loại đang đến gần!!!

Sáng đầu tuần giao ban toàn bệnh viện, nghe báo cáo vài bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu không qua khỏi, người đồng nghiệp chép miệng “sao bây giờ nhiễm khuẩn tiết niệu nhiều và nguy hiểm quá!”. Uh, mà đúng như vậy!

Kể từ khi Alexander Fleming phát minh ra thuốc kháng sinh đầu tiên năm 1928 (Penicillin) giúp cho tuổi thọ của con người tăng lên rất nhiều (không hẳn do các vị vua chúa “ăn chơi quá độ” mà chết sớm đâu). Nhưng lúc nhận giải Nobel năm 1945 ông lại đưa ra tiên đoán thảm họa kháng thuốc của vi khuẩn! 

Tại các nước “nghèo” trong đó có VN, một thời gian quá dài con người đã “gieo gió”, đó là tình trạng sử dụng kháng sinh bừa bãi tại: tiệm thuốc tây, phòng mạch và cả tại bệnh viện (thật dễ dàng khi mua kháng sinh tại VN). Bây giờ là lúc chúng ta đang “gặt bão”, siêu vi khuẩn kháng hầu hết các thuốc đã xuất hiện!

Tổ chức y tế thế giới (WHO) tiên đoán, vào năm 2050 mỗi phút sẽ có 20 người chết (hơn 10 triệu người/năm) cao hơn cả ung thư (7,6 triệu người/năm)!!! Nghe chừng có vẻ phi lý nhưng trên thực tế, các vi khuẩn đang phát triển khả năng kháng thuốc “siêu việt” và viễn cảnh con người không thể chống chọi với bệnh tật dường như không còn quá xa!

Hôm nay lại trực Bệnh viện, nghĩ đến tình trạng cấp cứu nhiễm khuẩn mà tui cũng…”ớn lạnh nhiễm khuẩn” luôn, mong rằng không phải như những câu tâm sự của anh em đồng nghiệp “sao bệnh nặng luôn tìm tới tua trực của thầy!??”.

Chachà, nghe …lạnh gáy thật! Tuy nhiên anh em trong tua trực luôn xác định sẽ làm hết sức, làm triệt để đúng theo chỉ định, không nề hà. Như vậy sẽ tốt cho bệnh nhân cũng như mình cảm thấy nhẹ nhõm thoải mái và ngủ ngon hơn! (hihi mà làm gì có thời gian mà ngủ vì gần như mổ suốt cả đêm!). Như thế, với tư cách bác sĩ điều trị, có lẽ thái độ điều trị tích cực chính là cách duy nhất để “đối đầu” lại với các “siêu vi khuẩn” đang dần dần gây thảm họa cho loài người chúng ta trong nay mai!

Bài viết liên quan

VỠ BÀNG QUANG

CHẤN THƯƠNG VỠ BÀNG QUANG (sơ lược)                              TS.BS. Nguyễn Đạo Thuấn 1. Vỡ bàng quang là gì? Bàng quang hay bọng…

MỘT SỐ THUẬT NGỮ CẦN THỐNG NHẤT TRONG TIẾT NIỆU HỌC

Tiến sĩ – Bác sĩ: Nguyễn Đạo Thuấn Chú ý: Đây không phải từ điển Abdominal straining Rặn thành bụng (tiểu rặn) Abdominal ultrasound, sonography Siêu âm bụng Acute urinary obstruction Tắc nghẽn  đường tiết…

ĐẶT LỊCH HẸN