SỎI THẬN: khi nào cần quan tâm?

Chứng kiến quá nhiều bệnh nhân bị sỏi tiết niệu có mối quan tâm trái ngược: lo lắng quá mức dù chỉ là “cặn thận” hoặc để liều đến lúc “hư thận”, nên tôi mạn phép chia sẻ một số hiểu biết thường thức về vấn đề này, nhằm giúp bà con phòng tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

  1. Ở nước ta sỏi tiết niệu có nhiều không?

– Việt Nam có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm nên nằm trong vùng dịch tễ sỏi tiết niệu (gặp nhiều).

– Bệnh sỏi chiếm hơn 60% công việc của bác sĩ Tiết Niệu.

  1. Sỏi tiết niệu được hình thành từ đâu? 

Sỏi được hình thành từ đỉnh tháp thận => trôi theo nước tiểu => kẹt lại tại thận (sỏi thận), tại niệu quản (sỏi niệu quản): Hình 1.

  1. Sỏi tiết niệu có nguy hiểm không?

Sỏi cọ xát => viêm phù nề => tắc nghẽn +/- Nhiễm khuẩn => giảm/mất chức năng thận (hư thận) => +/- suy thận, tử vong.

  1. Đau lưng có phải do sỏi thận không?

– Hầu hết do đau “thần kinh-cơ-cột sống” (đau chính giữa thắt lưng hoặc một/hai bên lan xuống mông, chân).

– Sỏi thận/niệu quản gây đau bên hông lưng lan phía trước.

  1. Siêu âm phát hiện sỏi thận, phải làm sao?

– Siêu âm phát hiện sỏi tiết niệu rất tốt, nhưng không chính xác về kích thước sỏi. Nhìn chung:

– Sỏi thận 5 – 7 li (mm) không gây ứ nước thì không cần quá quan tâm. 

– Sỏi niệu quản 5 – 7 li, không nhiễm khuẩn => hơn 50% TỰ RA trong 4 – 6 tuần.

  1. Hết đau có phải hết sỏi?

– Bệnh nhân được dùng thuốc để làm giảm/hết đau, nhưng không hết sỏi.

– Cần tái khám kiểm tra sau 3 – 4 tuần để tránh biến chứng “hư thận” (nếu sỏi không tự ra được).

  1. Có thuốc gì làm tan sỏi không?

– Ngoại trừ sỏi axit uric (bệnh gút) có thuốc làm tan sỏi (tiếc thay loại sỏi này chỉ chiếm < 3%!).

– KHÔNG CÓ THUỐC GÌ LÀM TAN SỎI CẢ! (chưa có bằng chứng khoa học).

  1. Khi nào cần can thiệp sỏi?

+ Cần phải can thiệp khi:

– Ứ nước thận mà sỏi không tự ra.

– Biến chứng nhiễm khuẩn. 

– Sỏi thận thấy rõ trên phim Xquang (> 10 li).

+ KHÔNG cần can thiệp khi:

– Sỏi thận nhỏ, không ứ nước.

– Canxi hóa 2 thận (không tắc nghẽn – Hình 2).

– Sỏi tiết niệu không biến chứng cấp tính (đau, nhiễm khuẩn, suy thận…)/bệnh mạn tính nặng (suy tim, viêm phế quản mạn nặng, xơ gan, bệnh ung thư…), vì bệnh nhân có thể chết trước khi sỏi tiết niệu gây biến chứng.

  1. Can thiệp có nặng nề không?

Ngày nay > 90% can thiệp ít xâm hại (tán sỏi, nội soi…).

  1. Sỏi có tái phát không? Nhìn chung, tỉ lệ tái phát khá cao:

– 5 năm: > 20%.

– 10 năm: 40-50%.

– 20 năm: > 70%.

  1. Cách phòng ngừa thế nào?

– Uống nước nhiều: 2 – 2,5 L/24h.

– Hạn chế tối đa: đồ ăn khô (mực cá khô), lòng ruột động vật, mắm các loại.

– Không nên kiêng hải sản vì giảm chất lượng sống, gây loãng xương…

Bài viết liên quan

VỠ BÀNG QUANG

CHẤN THƯƠNG VỠ BÀNG QUANG (sơ lược)                              TS.BS. Nguyễn Đạo Thuấn 1. Vỡ bàng quang là gì? Bàng quang hay bọng…

MỘT SỐ THUẬT NGỮ CẦN THỐNG NHẤT TRONG TIẾT NIỆU HỌC

Tiến sĩ – Bác sĩ: Nguyễn Đạo Thuấn Chú ý: Đây không phải từ điển Abdominal straining Rặn thành bụng (tiểu rặn) Abdominal ultrasound, sonography Siêu âm bụng Acute urinary obstruction Tắc nghẽn  đường tiết…

ĐẶT LỊCH HẸN