Nhầm lẫn thường gặp trong tiếp cận chẩn đoán bệnh Tiết niệu.

Nhìn chung, bệnh Tiết niệu được phân thành 2 nhóm chính: Bệnh thực thể (1): sỏi, bướu, hẹp-tắc nghẽn…chiếm khoảng 60 – 70% và khoảng 30% còn lại là Bệnh chức năng (2): rối loạn đường tiểu dưới (các triệu chứng đường Tiết niệu dưới – LUTS: Lower Urinary Tract Symptoms). Nhóm bệnh này (2) rất khó chẩn đoán và điều trị (bệnh nhân thường mang một xấp dày gồm các xét nghiệm và các toa thuốc với đầy rẫy các loại kháng sinh – vì bị lạm dụng chẩn đoán: VIÊM BÀNG QUANG).

Thăm hỏi tình trạng tiểu tiện là bước vô cùng quan trọng trong việc chẩn đoán các bệnh về chức năng đường tiểu dưới. Tuy nhiên, thật đáng tiếc vì rất thường xảy ra 2 nhầm lẫn chính sau đây:

1. Nhầm lẫn “tiểu lắt nhắt nhiều lần” với “tiểu gắt” (!)

Tình trạng tiểu lắt nhắt nhiều lần rất thường gặp ở phụ nữ (frequency). Nhiều lúc 5 – 10 phút bệnh nhân mắc tiểu mót rặn không nhịn tiểu được, khiến bệnh nhân có cảm giác kích thích khó chịu ở dưới rốn và dọc đường tiểu (niệu đạo). Chính vì vậy, bệnh nhân thường khai với bác sĩ “tôi đi tiểu gắt” (!). Không may thay, “tiểu gắt” (strangury) lại là triệu chứng đặc hiệu cho tình trạng “viêm”: nhiễm khuẩn, sỏi cọ xát…nên các bác sĩ thường chẩn đoán “VIÊM BÀNG QUANG” và thế là kháng sinh được kê toa (tất nhiên là bệnh không hết, nên lại kê toa kháng sinh khác, hoặc bệnh nhân chạy khám bác sĩ Nguyen Dao Thuan khác hoặc bệnh viện khác: thế là tiền mất tật mang…).

2. Nhầm lẫn “tiểu lắt nhắt nhiều lần” và “bí tiểu” (?)

Tình trạng tiểu lắt nhắt nhiều lần khiến khoảng 5 – 10 phút bệnh nhân phải đi tiểu, nhưng chỉ tiểu được 1 – 2 muỗng canh (do không đủ lượng nước tiểu trong bàng quang, nhưng vẫn còn mót rặn muốn đi tiểu). Bệnh nhân sẽ khai với bác sĩ là “tôi không tiểu được” (!). Thế là bác sĩ viết vào hồ sơ bệnh án “BÍ TIỂU” (đây là qui định từ ngữ chuyên môn). Hậu quả là chẩn đoán theo hướng hoàn toàn khác (tất nhiên điều trị cũng sẽ sai bét) …Hơn nữa, một số trường hợp có sự nhầm lẫn thật “logic”: “bí tiểu” => đặt thông tiểu và chuyển đến bệnh viện tuyến sau, bệnh nhân sẽ được tuyến trên tiếp nhận sau 4 – 5 giờ, các bác sĩ thấy túi chứa nước tiểu chứa 500 – 600ml, lại càng phù hợp với chẩn đoán “bí tiểu” (!)…

Cách khắc phục:

(1) “Tiểu gắt” đúng nghĩa thường có cảm giác “tiểu đau buốt”.

Nếu bác sĩ hỏi “trặc lại” bệnh nhân như vậy sẽ giúp chẩn đoán phân biệt chính xác 2 tình trạng này. 

(2) Hỏi thăm bệnh nhân hoặc thân nhân về số lượng nước tiểu

lúc vừa đặt thông tiểu, sẽ phân biệt được tình trạng “tiểu lắt nhắt nhiều lần” và “bí tiểu”…

P/s: chia sẻ về một số nhầm lẫn sơ đẳng thường gặp trong thực tế thăm khám tình trạng “rối loạn đường tiểu dưới”, hy vọng Bác Sĩ Nguyễn Đạo Thuấn sẽ giúp ích phần nào cho bà con…

Bài viết liên quan

VỠ BÀNG QUANG

CHẤN THƯƠNG VỠ BÀNG QUANG (sơ lược)                              TS.BS. Nguyễn Đạo Thuấn 1. Vỡ bàng quang là gì? Bàng quang hay bọng…

MỘT SỐ THUẬT NGỮ CẦN THỐNG NHẤT TRONG TIẾT NIỆU HỌC

Tiến sĩ – Bác sĩ: Nguyễn Đạo Thuấn Chú ý: Đây không phải từ điển Abdominal straining Rặn thành bụng (tiểu rặn) Abdominal ultrasound, sonography Siêu âm bụng Acute urinary obstruction Tắc nghẽn  đường tiết…

ĐẶT LỊCH HẸN