Cẩn thận kẻo súng gãy nòng!

Sau bài viết “SÚNG ĐÃ GIƯƠNG CAO NÒNG”, đã có nhiều bạn “thắc mắc” về tính chiến đấu của súng (hehe cũng thật đa dạng đó).

Hôm nay là ngày của chị em phụ nữ Việt Nam! Lời chúc tốt đẹp đến các chị các em chắc nhiều lắm rồi! Riêng tui chẳng có gì hơn ngoài những chia sẻ tế nhị này nhé! (nói nhỏ: sau những ngày lễ đặc biệt như vậy chúng tôi thường phải tiếp nhận và “sửa chữa” lại nhiều nòng súng bị gãy đó ?)…

  1. Vì sao súng có thể bị gãy nòng?

– Súng có 2 nòng như đã mô tả ở bài trước. Nòng súng có thể chun giãn được nhờ cấu tạo đặc biệt của thành nòng (các thớ cân vòng đan xen).

– Vì vậy, khi nòng bị ép gập nghiêng lúc đang giương cao, sẽ rất dễ gây ra gãy nòng (tét vỡ các thớ cân vòng).

  1. Súng có thể bị gãy nòng khi nào?

– Súng chỉ có thể bị gãy nòng khi đang giương cao mà thôi!

– Khi súng hạ nòng thì chẳng bao giờ bị gãy! Rất nhiều chủ nhân sau khi vào viện thường khai với bác sĩ là do đá banh trúng phải (lúc đang đá banh thì chẳng bao giờ giương nòng được cả ?) hoặc bị té đập do tai nạn giao thông (lúc đang giao thông mà giương nòng súng thì hơi lạ hè??)…

  1. 3. Tình huống nào có thể gây gãy nòng súng? Có 2 tình huống có thể gây gãy nòng sau đây:

– Súng đang bắn liên thanh bổng trật mục tiêu (húc đầu vào xe lửa ?).

– Tự bẻ nòng như “tay không bắt giặc”.

  1. Có sự khác biệt khá lớn giữa phương Tây và phương Đông!

– Ở phương Tây, văn hóa tình dục được “giải phóng”, nên súng gãy nòng thường do chệch mục tiêu đột ngột, thường ở tình huống mục tiêu di động (phụ nữ vùng lên – female superior position ?).

– Ở Đông phương trong đó có Việt Nam, văn hóa tình dục còn là rào cản, mà tình trạng giương nòng lại là một sinh lý tự nhiên không thể…tránh khỏi! Bị “đè nén” lâu ngày nên bùng phát cái tinh thần “tay không bắt giặc” (tự bẻ!). Hehe chủ nhân thuận tay phải thì sẽ gãy nòng bên trái và ngược lại! (quí vị làm chút suy luận xem sao nhé).

  1. Khi gãy nòng, súng có hình hài ra sao?

Khi thể hang bị tét vỡ (gãy nòng), máu thoát ồ ra ngoài như đê vỡ và lan tỏa vào khoang mô dưới da, làm súng hạ nòng ngay và có hình hài như trái cà…dái dê.

  1. Súng đã gãy nòng có cần tu sửa không?

Mỗi khi súng đã gãy thì bắt buộc phải “hàn” nòng! Nếu không có thể nhận lấy những hậu quả về sau:

– Cong nòng về sau.

– Rất đau mỗi khi giương nòng.

– Đau khiến chủ nhân lo sợ nên có thể sẽ mất luôn khả năng giương nòng…

  1. Sau khi “bảo trì”, súng có còn sử dụng được không?

– Nếu được bảo trì đúng lúc, đúng kỹ thuật thì súng vẫn khạc lửa như xưa!

P/s: Biết để phòng tránh, chứ đừng ám ảnh sẽ sớm bỏ cuộc chơi thì chẳng hay chút nào!

Hình ảnh trái cà dái dê liên tưởng đến hình ảnh sau khi súng gãy nòng

Bài viết liên quan

VỠ BÀNG QUANG

CHẤN THƯƠNG VỠ BÀNG QUANG (sơ lược)                              TS.BS. Nguyễn Đạo Thuấn 1. Vỡ bàng quang là gì? Bàng quang hay bọng…

MỘT SỐ THUẬT NGỮ CẦN THỐNG NHẤT TRONG TIẾT NIỆU HỌC

Tiến sĩ – Bác sĩ: Nguyễn Đạo Thuấn Chú ý: Đây không phải từ điển Abdominal straining Rặn thành bụng (tiểu rặn) Abdominal ultrasound, sonography Siêu âm bụng Acute urinary obstruction Tắc nghẽn  đường tiết…

ĐẶT LỊCH HẸN