ĂN UỐNG LẠNH KHI VIÊM HỌNG?

Chào Sophia Phan Thanh, câu hỏi của em thật hay và rất thiết thực! Thú thật, anh là BS nhưng đề tài này “khá lạ”, vì khác chuyên khoa, nên phải tham khảo lại sách vỡ, hỏi ý kiến các chuyên gia Tai Mũi Họng và Sinh lý bệnh rồi “ngẫm”, nhưng vẫn chưa có bằng chứng ủng hộ… mặc dù không đứng trên góc độ “khoa học thực chứng” nhưng Nguyễn Đạo Thuấn vẫn có mấy ý kiến như sau:

  1. Môi trường sống (không khí) ít nhiều luôn có tác nhân gây bệnh (virut/vi khuẩn), khi xâm nhập vào bên trong, cơ thể chúng ta sẽ đề kháng và tiêu diệt nó. Nếu độc tính virut/vi khuẩn “mạnh hơn” sự đề kháng này, sẽ gây ra bệnh.
  2. Cảm lạnh (cúm-common flu) là do trong không khí có virut influenza, khi thời tiết thay đổi quá đột ngột khiến cơ thể không thích nghi kịp, sẽ làm giảm sự đề kháng của cơ thể đối với virut/vi khuẩn.
  3. Khác với khí hậu ôn/hàn đới của các nước Âu Mỹ, khí hậu ở VN nóng ẩm, rất thuận lợi cho virut/vi khuẩn sinh sôi, trong lúc đó chúng ta lại dùng nước đá mức độ lạnh dưới 0 độ (thường từ nước vòi sinh hoạt, không vô khuẩn)!!! 
  4. Sự đề kháng của cơ thể có được là nhờ sự thích nghi, “tập luyện” nhiều lần (trẻ em các nước Âu Mỹ uống nước MÁT từ lúc còn nhỏ nên thích nghi hơn).
  5. Niêm mạc mũi họng rất nhạy với khí lạnh, sự thay đổi nhiệt độ quá đột ngột với biên độ quá lớn khiến cơ thể chưa kịp điều chỉnh thích nghi sẽ làm giảm sức đề kháng (khí lạnh được hít vào mũi sẽ được làm nóng trước khi vào khí phế quản-phổi, nhưng hít vào bằng đường miệng sẽ gây ra khô rát họng và rất dễ bị viêm phế quản-phổi!), khác hẳn ngoài da (hàng rào chống lại sự xâm nhập của virut/vi khuẩn). Hơn nữa, khi bị chấn thương, việc đắp nước đá ngoài da để giảm đau kháng viêm cũng phải qua một tấm khăn màn chứ không phải áp trực tiếp, nếu không sẽ gây ra tình trạng “viêm bỏng” do quá lạnh, khiến “chấn thương” sẽ xấu hơn sau đó…
  6. Khi đang bị viêm họng, hàng rào bảo vệ tại hầu họng đã bị tổn thương, cơ thể đang giảm sức đề kháng nên nước đá, kem (ở VN-lại không an toàn vệ sinh, có thể nhiễm nhiều virut/vi khuẩn) sẽ khiến cho tình trạng viêm nhiễm nặng hơn!!! (ngoài ra kem ngọt có tính ưu trương sẽ góp phần hút nước từ trong mô cơ thể ra, khiến mô họng đang viêm sẽ càng bị khô và đề kháng tại chỗ càng yếu hơn…

P/s: một số kinh nghiệm thực tế: 

  1. Chính bản thân mình, khi chưa bị viêm họng nhưng uống nước đá nhiều hoặc ăn kem nhiều sẽ nhận hậu quả ngay sau đó, chứ chẳng cần phải là trẻ em.
  2. Sau khi rút bàn tay trong nước đá lạnh ra, bàn tay sẽ tê lạnh, nhưng rồi ngay sau đó nó nóng bừng và đỏ au vì tình trạng đáp ứng viêm “phản hồi”.
  3. Đối với các bệnh sởi, phát ban (sốt cao và tổn thương ngoài da), ở VN rất nóng ẩm cần phải tắm bằng nước ấm cho bé để tránh bội nhiễm ngoài da và cả toàn thân (đã được y khoa chứng minh và đã đưa vào sách giáo khoa của y khoa) khác hẳn với quan niệm “cữ nước” theo kinh nghiệm của dân gian.
  4. Các nước Âu Mỹ họ tiến bộ hơn ta rất nhiều là điều không thể chối cải! Chúng ta cần phải học hỏi rất nhiều từ họ! Tuy nhiên, vì hòan cảnh kinh tế, xã hội, văn hóa, con người, địa lý…rất khác biệt, nên khi áp dụng những tinh hoa đó cũng cần phải “điều chỉnh” cho thích hợp với hoàn cảnh và tạo nên “cái mới đặc trưng” của chúng ta…

+ Tóm lại: với con người, thói quen, môi trường…của VN chúng ta, mình không ủng hộ việc đang viêm họng cần phải uống nước đá hoặc ăn kem lạnh để làm giảm bệnh. 

Thân ái!

Bài viết liên quan

VỠ BÀNG QUANG

CHẤN THƯƠNG VỠ BÀNG QUANG (sơ lược)                              TS.BS. Nguyễn Đạo Thuấn 1. Vỡ bàng quang là gì? Bàng quang hay bọng…

MỘT SỐ THUẬT NGỮ CẦN THỐNG NHẤT TRONG TIẾT NIỆU HỌC

Tiến sĩ – Bác sĩ: Nguyễn Đạo Thuấn Chú ý: Đây không phải từ điển Abdominal straining Rặn thành bụng (tiểu rặn) Abdominal ultrasound, sonography Siêu âm bụng Acute urinary obstruction Tắc nghẽn  đường tiết…

ĐẶT LỊCH HẸN